Lịch sử Tài chính phi tập trung

Nền tảng cho vay dựa trên stablecoin (đồng tiền ổn định) của MakerDAO là ứng dụng DeFi đầu tiên có số lượt sử dụng đáng kể.[6] Nó cho phép người dùng vay Dai, token gốc của nền tảng có chế độ tỉ giá hối đoái cố định với đô la Mỹ. Thông qua một loạt các hợp đồng thông minh trên Ethereum blockchain, chi phối các khoản vay, khoản trả, và quy trình thanh toán, MakerDAO nhằm duy trì được giá trị ổn định của Dại trong một cách thức phi tập trungtự chủ.[7][8]

Vào tháng 6 năm 2020, bên cạnh lãi suất thanh toán thông thường của người cho vay, Compound Finance bắt đầu thưởng người cho vay và người đi vay tiền mã hóa trên nền tảng của nó bằng một loại tiền mã hóa mới có tên là COMP token. Loại tiền này không chỉ được sử dụng cho việc quản lý của nền tảng Compound mà còn giao dịch được trên các sàn giao dịch tiền mã hóa. Các nền tảng khác cũng làm theo, tung ra hiện tượng được gọi là "canh tác lợi nhuận" (yield farming) hoặc "khai thác thanh khoản" (liquidity mining), trong đó các nhà đầu cơ tích cực chuyển tài sản tiền điện tử giữa các tổ hợp tài sản (pools) khác nhau trong một nền tảng và giữa các nền tảng khác nhau để tối đa hóa tổng lợi nhuận, không chỉ bao gồm lãi và phí mà còn cũng là giá trị của các mã token bổ sung nhận được dưới dạng phần thưởng.[9]

Vào tháng 7 năm 2020, tờ The Washington Post đã viết một bài báo sơ lược về tài chính phi tập trung bao gồm các chi tiết về canh tác lợi nhuận (yield farming), tỷ suất hoàn vốn và những rủi ro liên quan.[9] Vào tháng 9 năm 2020, tờ Bloomberg viết rằng Defi tạo thành 2/3 những thay đổi về giá cả của thị trường cryptocurrency và rằng mức Defi đã đạt 9 tỷ đô la Mỹ. [10] Ethereum đã chứng kiến sự gia tăng các nhà phát triển trong năm 2020 do sự quan tâm ngày càng tăng đối với DeFi.[11]

DeFi đã thu hút các nhà đầu tư mạo hiểm tiền điện tử lớn như Andreessen Horowitz, [1] Bain Capital Ventures và Michael Novogratz . [12]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tài chính phi tập trung //doi.org/10.20955%2Fr.103.153-74 https://www.bloomberg.com/news/articles/2020-08-26... https://www.bloomberg.com/news/articles/2020-09-02... https://www.bloomberg.com/news/articles/2020-09-11... https://www.bloomberg.com/news/articles/2020-09-22... https://www.bloomberg.com/news/articles/2020-09-29... https://www.bloomberg.com/news/articles/2020-10-16... https://www.bloomberg.com/news/articles/2020-12-10... https://www.bloomberg.com/news/articles/2021-02-07... https://www.forbes.com/sites/jonathanponciano/2021...